Thị trường tín chỉ carbon trên thế giới
Last updated
Last updated
Thị trường Carbon toàn cầu thông qua các con số
Tác động Tài chính: Các hệ thống mua bán phát thải đã tạo ra nguồn thu đáng kể, với tổng cộng 74 tỷ USD đã được thu trong năm 2023. Ngân sách này hỗ trợ các sáng kiến khác nhau, bao gồm phát triển công nghệ carbon thấp và các chương trình chuyển đổi xã hội để giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu đối với các nhóm dân cư dễ bị tổn thương.
Các con số bao gồm như sau:
Có 36 hệ thống giao dịch phát thải (ETS) đang được triển khai trên toàn cầu.
Những hệ thống này cùng nhau phủ sóng 9.9 gigaton CO2 tương đương, chiếm 18%
hoặc hơn của tổng lượng phát thải khí nhà kính (GHG) toàn cầu.
Trong năm 2023, ETS đã tạo ra 74 tỷ USD, đưa tổng số tiền thu được từ năm 2007
đến nay lên gần 303 tỷ USD.
Hiện tại có 14 ETS đang được phát triển và thêm 8 ETS nữa đang được xem xét.
Gần 1/3 dân số toàn cầu sống dưới sự bao phủ của các hệ thống ETS đang được thực hiện.
Các quốc gia áp dụng ETS chiếm 58% GDP toàn cầu.
Năm 2023, thế giới đã ghi nhận mức tăng lớn nhất được ghi nhận tại Thị trường EU ETS liên kết với ETS của Thụy Sĩ, với giá ETS của EU lần đầu tiên vượt quá 109 USD vào tháng 3 năm 2023. Ngược lại, nhiều ETS đã chứng kiến giá giảm, trong đó ETS Hàn Quốc đã giảm đến 35%.
Theo Sở Giao dịch chứng khoán Lôn Đôn (London Stock Exchange Group- LSEG), giá trị giao dịch trên thị trường toàn cầu về tín chỉ các-bon (CO2) đã đạt mức kỷ lục 948,75 tỷ USD vào năm 2023 (tăng 2% so với năm 2021).
Theo báo cáo Hiện trạng thị trường các-bon tự nguyện năm 2023 do Ecosystem Marketplace công bố số lượng tín chỉ các-bon trong năm được thương mại giảm 51% so với năm 2021 nhưng giá lại tăng từ 4,04 USD năm 2021 lên 7,37 USD trong năm 2022 (Tăng khoảng 82%). Trên thị trường các-bon tự nguyên, tín chỉ các-bon được tạo lập từ các giải pháp dựa vào tự nhiên (NbS) thường có giá giao dịch cao hơn. Số lượng tín chỉ các-bon từ các dự án lâm nghiệp, sử dụng đất và lâm nghiệp chiếm khoảng 46% tổng số tín chỉ được giao dịch.